TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VN, nhận định: Thời gian qua, đã có một cuộc dịch chuyển lao động lớn diễn ra. Rất nhiều lao động đã rời TP. HCM về quê, chuyển đổi sinh kế.
Những trải nghiệm khủng khiếp vừa qua sẽ khiến nguồn lao động không thể trở lại trong thời gian ngắn hạn. Tất nhiên, quá trình đô thị hóa cũng sẽ kéo họ về lại với TP, nhưng thời gian chờ đợi không biết sẽ kéo dài bao lâu.
Trong giai đoạn đó, TP. HCM thiếu hụt lao động, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp vốn đang sức yếu sẽ càng giảm năng suất, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng quy mô toàn quốc, thậm chí là toàn cầu.
Một cuộc khủng hoảng lao động có thể sẽ xảy ra khi nơi thừa, nơi thiếu.
Mặt khác, các DN muốn lôi kéo người lao động, trả lương cao nhưng cũng đã kiệt sức, muốn làm phải dựa vào những chính sách như giảm thuế, phí… để huy động lực lượng lao động.
Nhân lực là tiền đề để hồi sinh kinh tế, tuy nhiên chỉ riêng 1 tỉnh, thành, 1 địa phương không thể tổ chức lại được. Cần một chiến lược, chương trình mang tầm quốc gia, cả hệ thống vào cuộc với bàn tay điều phối của Chính phủ đi cùng những quyết sách, chính sách hỗ trợ thiết thực từ phía trung ương để làm cơ sở cho các địa phương huy động nguồn lao động trở lại.
Xem thêm các bài báo đặt vấn đề:
- Doanh nghiệp với nỗi lo thiếu hụt công nhân "hậu Covid-19"
