Mr Hoàng Tuấn Cầm bút sắc bén, dẫn lối công lý !

Làm sao buông bỏ tức giận?

BBT: Sự tức giận cần được bộc lộ ra bên ngoài, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, và để buông bỏ sự tức giận, cần phân biệt tội lỗi với kẻ phạm tội, chế ngự nỗi sợ tái phạm, và thực hành tha thứ vô điều kiện.
Sự tức giận luôn tìm cách bộc lộ bên ngoài; nếu nó không thể bộc lộ ra thế giới bên ngoài, thì rất có thể sự tức giận bị ức chế sẽ bộc lộ bên trong con người, hoặc nơi thân xác (thể lý), hoặc nơi tâm thần (cảm xúc). Bằng cách này hay bằng cách kia, người ta đều có thể nhận ra sự tức giận.

Ấp ủ sự tức giận và những xáo động nội tâm khác lâu dài sẽ làm cho hệ thống chữa lành trở nên quá tải. Hệ thống chữa lành của bạn là gì? Hệ thống chữa lành bên trong con người chúng ta được xem là một nhà thuốc hiệu nghiệm nhất chưa từng có. Phần quan trọng nhất của hệ thống chữa lành chính là hệ thống miễn dịch của bạn. Các bộ phận, quy trình và phương pháp chữa lành được tập hợp lại một cách tinh vi để đối phó với những thế lực bên trong cũng như bên ngoài. Bệnh tật, ngay cả chuyện nhỏ như cảm cúm, có thể cản trở hệ thống miễn dịch hoạt động một cách tối ưu. Những thế lực và căng thẳng khác từ bên ngoài như kẹt xe, người giám sát nhỏ nhen, một cuộc hôn nhân thiếu nồng ấm, một giây phút tức giận với con cái, oán giận cha mẹ và vân vân, tất cả đều ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động của hệ thống miễn dịch của chúng ta. 
releasing anger through compas 7638 1216 1558810944


Tuy nhiên, làm sao động có thể buông bỏ sự tức giận và xáo nội tâm? Tôi xin đề nghị ba điểm: 

Thứ nhất, chúng ta phải phân biệt sự xúc phạm và kẻ vi phạm. Chúng ta đã nói đến điều này về bí quyết, “Tha thứ cho mình và cho tha nhân.” Thiên Chúa mời gọi chúng ta yêu thương kẻ có tội và ghét tội, thế nhưng chúng ta thường lấy tội của họ như một nhãn hiệu mà dán lên con người của họ. Khi tâm trí chúng ta đồng hóa kẻ có tội với tội lỗi của họ, như thể hai là một, bấy giờ chức năng nhận thức của chúng ta có vấn đề. Chúng ta phải khắc phục nhận thức sai lạc khiến chúng ta thiếu công bằng khi tha thứ cho hành động của người khác. Về phương diện tinh thần, chúng ta sẽ ngại ngùng tha thứ, nếu chúng ta nghĩ là không thể tha thứ cho kẻ đã làm điều sai trái. Chẳng bao giờ bị xem là bất công, khi chúng ta bỏ qua hành động sai trái mà tha thứ cho họ. Nếu chúng ta không tách biệt người có lỗi với tội lỗi, chúng ta không thể thực thì lời mời gọi của Thiên Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể tha thứ những lỗi phạm, nhưng chúng ta có thể tha thứ cho anh chị em chúng ta, bởi vì họ là con người dễ mắc sai lầm.

Thứ hai, chúng ta phải chế ngự sợ hãi. Sợ điều gì? Chúng ta lo sợ kẻ có lỗi sẽ tái phạm. Hay chúng ta sợ rằng, nếu chúng ta tha thứ cho kẻ có lỗi, thì toàn bộ hệ thống giá trị sẽ sụp đổ ngay bên tai chúng ta. Chúa Giêsu có sợ những con buôn sẽ trở lại và tiếp tục đổi tiền ngay khi Người rời khỏi Đền thờ không? Có thể có. Nhưng Người có chế ngự nỗi lo sợ ấy không? Hình như có. Như tôi đã trình bày ở trên, Người biết rằng những kẻ đổi tiền sẽ trở lại Đền thờ, nhưng Người đã không trở lại để thách thức họ thêm một lần nữa. Người tha cho họ, song những giá trị mà Người rao giảng không hề sụp đổ như cát bụi dưới chân. Trái lại, sự tha thứ của Người càng củng cố hệ thống giá trị mà Người giảng dạy cho các môn đệ.

Thứ ba, chúng ta phải đạt tới sự tha thứ vô điều kiện. Điều đó muốn nói rằng chúng ta không yêu cầu kẻ được tha thứ phải làm bất cứ điều gì. Họ không cần phải làm gì để đáng hưởng sự tha thứ, không cần xin lỗi, không cần thay đổi, thậm chí không cần biết mình đã được tha thứ. Chúng ta tha thứ cho kẻ khác là để chính mình thóat khỏi móng vuốt tai hại của sự oán giận. Chúng ta là những người đầu tiên thụ hưởng lợi ích của việc tha thứ và yêu thương.

Một lần nữa, đây là ba cách buông bỏ sự tức giận và xáo động nội tâm:

1. Phân biệt tội lỗi và kẻ có lỗi.
2. Chế ngự nỗi lo sợ kẻ có lỗi sẽ tái phạm.
3. Tha thứ một cách vô điều kiện.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây