"Sau đại dịch người dân thường có ba phản ứng: hoặc là sẽ phản kháng, nếu “còn sức”; hoặc là sẽ bất động, nếu không còn sức trước những mất mát; hoặc là bắt đầu tránh né vấn đề tâm lý của mình". Bài viết "Sang chấn tâm lý sau dịch - những ký ức cần được chữa lành" được nhà báo Bảo Trung ghi lại từ những cuộc trao đổi với các chuyên gia y tế. Tôi xin giới thiệu ở đây để hầu bạn.
Nhà báo Bảo Trung viết:
Không chỉ những người từng mắc bệnh, những người dân bình thường, mà cả đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế và tình nguyện viên cũng sẽ gặp phải những sang chấn tâm lý sau dịch bệnh.
Để giải quyết vấn đề này, ngoài những giải pháp cụ thể về mặt tâm lý còn cần đến những giải pháp tổng thể hợp lý.
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp - Trưởng khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết, lo lắng lớn nhất của ông là các nhân viên y tế trong bối cảnh “hậu dịch”.
“Sau khi dịch đã tương đối được kiểm soát, các bệnh viện dã chiến dần không còn, các y bác sĩ trở về với cuộc sống và công việc bình thường họ sẽ dễ rơi vào tình trạng “hậu sang chấn”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân của họ. Và cũng sẽ xảy ra đối với các nhóm tình nguyện viên, lực lượng bảo vệ dân phố và công an”-tiến sĩ Điệp cảnh báo.
Theo ông Ngô Xuân Điệp, lãnh đạo các cấp, gần nhất là lãnh đạo các bệnh viện, cần quan tâm vấn đề này. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ tài chính, lương bổng, cần phải quan tâm hỗ trợ tinh thần. Bởi, một lời khen, sự quan tâm, sự công bằng của người lãnh đạo là vô cùng quan trọng.
“Ai ra chiến trường cũng cần được thừa nhận. Sự thừa nhận có thể làm vơi đi sự mệt mỏi. Đó là cách nâng đỡ tâm lý hết sức cần thiết. Dù chuyên viên tâm lý có làm gì cũng không bằng một lời thừa nhận, lời khen ngợi hoặc một câu động viên từ cấp trên. Chỉ cần được nêu tên, người ta cũng cảm thấy nhẹ nhõm” - tiến sĩ Điệp phân tích.
Còn với người dân, đối tượng này cũng có những sang chấn rất rõ. Có thể thấy mâu thuẫn nội tại giữa nhận thức các biện pháp giãn cách xã hội là điều cần thiết cho công ích nhưng họ lại dễ bị cảm xúc, thói quen làm cho bộc phát, ức chế. Nhất là ở những trường hợp mất mát người thân trong đại dịch.
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thanh Tú, Đại học Ottawa (Canada), cho rằng, về mặt tâm lý, sau đại dịch người dân thường có ba phản ứng: hoặc là sẽ phản kháng, nếu “còn sức”; hoặc là sẽ bất động, nếu không còn sức trước những mất mát; hoặc là bắt đầu tránh né vấn đề tâm lý của mình.
Để khắc phục điều này, tiến sĩ Tú nhấn mạnh vai trò của các nhà báo, nhà giáo dục, đặc biệt các nhóm giáo dục cộng đồng nhằm “chữa lành ký ức” cho họ trước tiên. Trợ giúp tâm lý cần tránh vội vàng, đốt cháy các giai đoạn, mà cần đồng hành, can thiệp từng giai đoạn, đúng thời điểm.
Giải pháp đối với các nhóm giáo dục cộng đồng, nhà trường và truyền thông, theo tiến sĩ Tú, nên bắt đầu từ những ý tưởng tích cực, bởi trong mỗi người đều có “quặng mỏ tự nhiên”, cho phép người ta có khả năng vượt qua nghịch cảnh rất cao.
Sức mạnh này nằm trong 4 yếu tố: thích nghi, ý nghĩa cuộc sống, niềm tin vào năng lực và sự lạc quan.
“Cho dù là một người bi quan đến mấy cũng có lúc họ sẽ nhìn thấy mặt trời. Vai trò của giáo dục cộng đồng, báo chí, nhà trường là hãy dành thời gian, không gian để đồng hành với họ một cách vô điều kiện. Giúp họ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống” - tiến sĩ Tú bày tỏ.
Đối với Nhà nước, bà cho rằng có 3 việc cần làm. Thứ nhất là phải tạo công ăn việc làm, bởi việc làm sẽ cho người ta được tự tôn nhân phẩm và sự tự tin.
Thứ hai là chăm lo giáo dục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ trở lại trường học. Người lớn cũng cần các khóa học để có thêm kỹ năng, quan điểm giúp họ không thể trở thành nạn nhân tiếp theo của các “đại dịch” khác.
Thứ ba, Nhà nước nên thực hiện những nghiên cứu bài bản, khoa học để đo lường, lượng giá các vấn đề xã hội, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý nhất cho giai đoạn bình thường mới sau đại dịch.
Không chỉ những người từng mắc bệnh, những người dân bình thường, mà cả đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế và tình nguyện viên cũng sẽ gặp phải những sang chấn tâm lý sau dịch bệnh.
Để giải quyết vấn đề này, ngoài những giải pháp cụ thể về mặt tâm lý còn cần đến những giải pháp tổng thể hợp lý.
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp - Trưởng khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết, lo lắng lớn nhất của ông là các nhân viên y tế trong bối cảnh “hậu dịch”.
“Sau khi dịch đã tương đối được kiểm soát, các bệnh viện dã chiến dần không còn, các y bác sĩ trở về với cuộc sống và công việc bình thường họ sẽ dễ rơi vào tình trạng “hậu sang chấn”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân của họ. Và cũng sẽ xảy ra đối với các nhóm tình nguyện viên, lực lượng bảo vệ dân phố và công an”-tiến sĩ Điệp cảnh báo.
Theo ông Ngô Xuân Điệp, lãnh đạo các cấp, gần nhất là lãnh đạo các bệnh viện, cần quan tâm vấn đề này. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ tài chính, lương bổng, cần phải quan tâm hỗ trợ tinh thần. Bởi, một lời khen, sự quan tâm, sự công bằng của người lãnh đạo là vô cùng quan trọng.
“Ai ra chiến trường cũng cần được thừa nhận. Sự thừa nhận có thể làm vơi đi sự mệt mỏi. Đó là cách nâng đỡ tâm lý hết sức cần thiết. Dù chuyên viên tâm lý có làm gì cũng không bằng một lời thừa nhận, lời khen ngợi hoặc một câu động viên từ cấp trên. Chỉ cần được nêu tên, người ta cũng cảm thấy nhẹ nhõm” - tiến sĩ Điệp phân tích.
Còn với người dân, đối tượng này cũng có những sang chấn rất rõ. Có thể thấy mâu thuẫn nội tại giữa nhận thức các biện pháp giãn cách xã hội là điều cần thiết cho công ích nhưng họ lại dễ bị cảm xúc, thói quen làm cho bộc phát, ức chế. Nhất là ở những trường hợp mất mát người thân trong đại dịch.
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thanh Tú, Đại học Ottawa (Canada), cho rằng, về mặt tâm lý, sau đại dịch người dân thường có ba phản ứng: hoặc là sẽ phản kháng, nếu “còn sức”; hoặc là sẽ bất động, nếu không còn sức trước những mất mát; hoặc là bắt đầu tránh né vấn đề tâm lý của mình.
Để khắc phục điều này, tiến sĩ Tú nhấn mạnh vai trò của các nhà báo, nhà giáo dục, đặc biệt các nhóm giáo dục cộng đồng nhằm “chữa lành ký ức” cho họ trước tiên. Trợ giúp tâm lý cần tránh vội vàng, đốt cháy các giai đoạn, mà cần đồng hành, can thiệp từng giai đoạn, đúng thời điểm.
Giải pháp đối với các nhóm giáo dục cộng đồng, nhà trường và truyền thông, theo tiến sĩ Tú, nên bắt đầu từ những ý tưởng tích cực, bởi trong mỗi người đều có “quặng mỏ tự nhiên”, cho phép người ta có khả năng vượt qua nghịch cảnh rất cao.
Sức mạnh này nằm trong 4 yếu tố: thích nghi, ý nghĩa cuộc sống, niềm tin vào năng lực và sự lạc quan.
“Cho dù là một người bi quan đến mấy cũng có lúc họ sẽ nhìn thấy mặt trời. Vai trò của giáo dục cộng đồng, báo chí, nhà trường là hãy dành thời gian, không gian để đồng hành với họ một cách vô điều kiện. Giúp họ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống” - tiến sĩ Tú bày tỏ.
Đối với Nhà nước, bà cho rằng có 3 việc cần làm. Thứ nhất là phải tạo công ăn việc làm, bởi việc làm sẽ cho người ta được tự tôn nhân phẩm và sự tự tin.
Thứ hai là chăm lo giáo dục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ trở lại trường học. Người lớn cũng cần các khóa học để có thêm kỹ năng, quan điểm giúp họ không thể trở thành nạn nhân tiếp theo của các “đại dịch” khác.
Thứ ba, Nhà nước nên thực hiện những nghiên cứu bài bản, khoa học để đo lường, lượng giá các vấn đề xã hội, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý nhất cho giai đoạn bình thường mới sau đại dịch.
Tags: giới thiệu, bắt đầu, nhà báo, vấn đề, tâm lý, phản ứng, hoặc là, phản kháng, bất động, mất mát, ký ức, trao đổi, chuyên gia, y tế